Sửa chữa tháo lắp nội thất 091 280 0011
Sửa chữa tháo lắp giường tủ 096 3087 803
Sửa chữa nội thất văn phòng 097 642 9669
Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

Vượt khó vươn lên từ một thợ công nhân lành nghề, ở tuổi ngót 30, chàng thanh niên Quản Quốc Quân thôn Đồng Đức xã Phúc Thành đã trở thành ông chủ một xưởng sản xuất đồ chơi trẻ em. Tuy quy mô xưởng chưa lớn và mới đi vào hoạt động nhưng đã tạo việc làm cho hàng chục lao động lúc nông nhàn, đồng thời góp phần duy trì và phát triển nghề mộc – một trong những ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đang dần bị mai một ở nông thôn.


           
Mặc dù không hẹn trước nhưng chúng tôi thật may mắn khi đến đúng lúc Quân vừa từ HN trở về. Chuẩn bị khai giảng năm học mới nên các trường mầm non nhập rất nhiều đồ chơi, công việc sản xuất của Quân vì thế cũng gấp gáp hơn. Chỉ vào đống đồ chơi ngộ nghĩnh, dễ thương nhiều màu sắc như xe đẩy 3 con vịt, bộ đồ chơi đoàn tàu, ghép hình, anh bảo: lô hàng vừa xuất xong còn một ít anh để lại để giới thiệu với các cửa hàng. Anh vừa làm chủ vừa làm thợ nên mọi công việc của xưởng đều phải trực tiếp giải quyết.
Dáng người nhỏ nhắn cộng với gương mặt trẻ khiến Quân không “ra dáng” một ông chủ, thế nhưng đôi mắt sáng, đầy nghị lực rất ấn tượng với ai đã một lần tiếp xúc với anh. Quân kể: ngày nhỏ, sức học của anh cũng bình thường. Gia đình lại không phải dư giả gì nên học hết cấp 3, anh quyết định theo học nghề cơ khí chế tạo máy. Sau học nghề, anh xin vào làm công nhân cho một vài công ty chế tạo máy và cuối cùng ổn định ở 1 công ty sản xuất đồ chơi trẻ em tại Hà Nội. Làm rồi anh thấy yêu và say mê với nghề. Ban ngày đi làm, tranh thủ buổi tối, anh vẫn đi học thêm trung cấp chế tạo máy để phục vụ công việc tốt hơn. Tay nghề cứng dần, anh được tin tưởng giao nhiệm vụ tổ trưởng tổ kỹ thuật. Đúng lúc công việc đang ổn định tại Hà Nội thì bố anh bị bệnh tim qua đời. Anh trở thành chỗ dựa cho mẹ và em gái. Vốn nắm vững chuyên môn kỹ thuật, lại nhận thấy điều kiện quê hương mình đất đai rộng rãi, nhân lực dồi dào, anh liền quyết định nghỉ việc ở Hà Nội để về quê mở xưởng sản xuất đồ chơi trẻ em. Mục đích của Quân vừa phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống tạo việc làm cho bà con làng xóm, vừa có điều kiện chăm sóc mẹ và em gái. Thuận lợi là những ngày đầu, gia đình và họ hàng nội ngoại, ai cũng thương và ủng hộ anh. Người nhiều, người ít, có người đứng tên vay ngân hàng dồn góp giúp anh số vốn hơn 300 triệu đồng để xây dựng xưởng, đầu tư máy móc, mua vật liệu sản xuất. Xưởng đi vào hoạt động rồi, anh gặp phải không ít khó khăn. đó là thiếu kinh nghiệm và ít mối quan hệ. Vậy nên những đợt hàng đầu tiên anh bị thua lỗ. Khắc phục dần những hạn chế đó, Quân tiếp tục điều hành xưởng sản xuất.

Các sản phẩm đồ chơi trẻ em được sản xuất từ nguyên liệu gỗ hiện đang được thị trường ưa chuộng vì đồ gỗ an toàn, đẹp và thân thiện với môi trường. Thế nhưng để có được những sản phẩm đồ chơi ngộ nghĩnh, bắt mắt từ những khối gỗ to, xù xì thô ráp thì không hề đơn giản. Quân phải nhập nguyên liệu gỗ thông sấy khô chủ yếu từ miền Nam chuyển ra. Sau đó, tính toán ra phôi gỗ làm sao để tiết kiệm được nguyên liệu nhất mà vẫn đảm bảo yêu cầu kỹ thuật từng mặt hàng. Ở khâu này, nếu chỉ cần thợ tính toán sai 1 mm thì cũng có thể gây hỏng toàn bộ và làm thiệt hại lớn về kinh tế. Gỗ sau ra phôi sẽ được cắt, tạo dáng tạo kiểu theo từng sản phẩm, rồi bả những chỗ sứt, gẫy và tiến hành đánh bóng, sơn theo màu sắc của đồ chơi. Loại sơn ở đây Quân chọn cũng cầu kỳ hơn về chất lượng bởi để sản phẩm đẹp phải có nước sơn đẹp, quan trọng hơn là phải an toàn, không độc hại với trẻ em. Dù là đồ chơi, nhưng yêu cầu kỹ thuật trong mỗi sản phẩm đều rất cao, bởi phải lô-gic từng chi tiết thì đoàn tàu mới có thể chạy bằng dây cót, chiếc xe cút kít mới có thể đảm bảo thăng bằng hoặc các khối hộp mới có thể ăn khớp với nhau. Đồng thời phải có tính sáng tạo nhằm thu hút trẻ chơi và phát triển khả năng tư duy của trẻ. Khi chia sẻ điều này Quân cười bảo: để làm được những đồ chơi này ngoài học hỏi kỹ thuật, anh phải tìm hiểu cả tâm lý, sở thích, nhu cầu của các bé nữa. Hiện tại, anh mới nhận sản xuất theo đơn hàng của 1 công ty tại Hà Nội, hạn chế là phụ thuộc nhiều vào công ty mà đơn giá hàng thấp hơn, thu nhập của thợ cũng sẽ thấp hơn. Vì vậy, anh vừa sản xuất hàng cho công ty, vừa tranh thủ từng bước quảng bá sản phẩm đồ chơi mang thương hiệu “Quốc Quân” tại thị trường Thái Bình. Ước mơ của Quân là mở rộng quy mô sản xuất và trở thành doanh nghiệp sản xuất đồ chơi có uy tín.

Ngoài mẹ, em gái và cô bác họ hàng hỗ trợ khi rảnh rỗi, xưởng sản xuất đồ chơi trẻ em của Quân hiện tại tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 5 – 6 lao động là bà con trong thôn, trong xã. Đặc biệt, công việc làm nghề mộc đối với họ không quá vất vả, gần nhà, mà thu nhập cũng đảm bảo từ 3 triệu đến 3,5 triệu đồng/ tháng.Thu nhập của thợ thì đã ổn định, nhưng khi hỏi lợi nhuận của xưởng thì Quân cười xòa bảo: cơ sở mới đi vào hoạt động được 1 năm rưỡi, từng bước đi vào ổn định sản xuất và bù đắp chi phí đầu tư. Vì vậy, để tính đến lợi nhuận cũng phải vài ba năm nữa. Điều này càng khiến chúng tôi cảm phục hơn ý chí quyết tâm vượt khó vươn lên của chàng trai trẻ nơi miền quê thuần nông nghèo. Xứng đáng với những nỗ lực của mình, vừa qua, Quân được Đoàn TNCSHCM tỉnh Thái Bình trao tặng giấy khen “thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác năm 2014”. Đây cũng là một động lực để Quân tiếp tục phấn đấu, mang bàn tay, khối óc của mình để tạo nên tiếng cười, niềm vui cho trẻ thơ.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét